Hôm nay, hàng ngàn avatar trên Facebook đã được đổi thành gương mặt cười hiền hòa của thầy, với lời cầu mong thầy yên nghỉ ở nơi xa.
Sáng 9-10, thông tin thầy giáo Văn Như Cương – người truyền lửa học tập, học làm người của nền giáo dục Việt Nam – qua đời đã tràn ngập trên báo chí và mạng xã hội.
Sau 3 năm chống chọi với căn bệnh ung thu gan, thầy Văn Như Cương đã qua đời vào sáng nay(9/10).
Dù tuổi đã cao nhưng rất nhiều thế hệ học trò trên khắp cả nước luôn trìu mến gọi ông là thầy Văn Như Cương.
Cách đây 7 tháng, khi biết tin thầy ốm nặng phải nằm viện, 3.
000 học sinh toàn trường hát vang ca khúc truyền thống Bài ca Lương Thế Vinh như một món quà tinh thần giúp thầy mau khỏi bệnh Hàng ngàn con hạc giấy cũng được các bạn học sinh gấp lại, như một lời chúc gửi đến người thầy đáng kính của mình.
Hơn hai thập kỉ qua, trong những đổi mới về chương trình SGK phổ thông, thử nghiệm các mô hình giáo dục, đổi mới thi cử.
.
.
luôn có bóng dáng của PGS Văn Như Cương, trong vai người phản biện.
Đã có rất nhiều vấn đề nhạy cảm mà người khác e ngại chưa đề cập thì PGS Văn Như Cương không ngại bày tỏ ý kiến thẳng thắn.
Khi câu chuyện 34.
000 tỉ đồng để đổi mới chương trình SGK được đưa ra tranh luận, ông đã thẳng thắn cho rằng, biên soạn một bộ sách chỉ cần 34 tỉ, thoáng hơn thì 50 tỉ là cùng.
Ông cũng chỉ ra nhiều bất cập trong các cuộc đổi mới liên tiếp về thi cử, đặc biệt là kì thi THPT quốc gia Tiếng nói phản biện, không né tránh, không nhân nhượng với những yếu kém bất cập, tiêu cực trong giáo dục khiến một số người e ngại ông Nhưng rõ ràng đó là tiếng nói cần thiết, giúp xã hội, giúp các trường có một kênh thông tin khách quan, giúp các nhà hoạch định chính sách phải cân nhắc, điều chỉnh.
Thầy Văn Như Cương (sinh năm 1937 tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) là nhà giáo, nhà biên soạn sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học bộ môn hình học, Ủy viên Hội đồng giáo dục quốc gia.
PGS Văn Như Cương được biết đến là người thành lập, hiệu trưởng (từ năm 1989 đến 2014) của THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam Trong một lần phỏng vấn, khi được hỏi về điều khiến ông hạnh phúc nhất, thầy Cương trả lời: “Hàng ngày tôi tiếp xúc, trò chuyện cùng học sinh khiến tôi vui hơn nhiều.
Học trò xem tôi như người bố, người ông nên tôi thấy mình đáng sống lắm”.
Tại buổi lễ khai giảng năm học 2017-2018 mới đây, thầy Cương đã khiến tất cả học sinh bất ngờ khi ông đóng vai một thầy thuốc chẩn bệnh cho các học trò – căn bệnh lười: “Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi”.
Cả đời thầy, cho đến lúc phải nằm giường bệnh, vẫn luôn hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, vì những mầm non tương lai của đất nước.
Bởi vậy mà khi nghe tin thầy qua đời, biết bao người đã rơi lệ xót thương.
Hôm nay sẽ là một ngày buồn với tất cả mọi người, con cháu người thân đến các thế hệ học sinh của trường THPT Lương Thế Vinh, cả những con người dù chỉ biết thầy qua báo, đài.
Nếu trước đó những cánh hạc giấy không thể nhiệm màu lần nữa, thì từ giờ sẽ đeo bên mình một trọng trách mới, dìu thầy về cõi trời xa, ru giấc ngủ ngàn năm yên bình nơi thiên thu cho thầy.
Vĩnh biệt thầy Văn Như Cương – người thầy chiếm trọn trái tim học trò.
Discussion about this post