Subscribe: http://www.
youtube.
com/subscription_center?add_user=TQKoKiemDuyetFacebook: https://www.
facebook.
com/NtdVietnameseFor more news and videos visit ☛ http://ntd.
tv Trung Quốc Không Kiểm Duyệt kỳ này: Vì sao người già Trung Quốc lại tự tử? Chào mừng đến với Trung Quốc Không Kiểm Duyệt, tôi là Chris Chappell.
Xưa kia, Trung Quốc vốn nổi tiếng với truyền thống thờ cúng tổ tiên và kính trọng người già.
Còn đây là Trung Quốc ngày nay.
Phía đằng xa là một lô các quan tài.
Ý nghĩ đầu tiên của tôi là một đám xác chết sống lại.
Đáng buồn là chẳng có xác sống nào cho tôi thử sức.
Hoá ra đây chỉ là đám quan tài không.
Nhưng nguyên nhân thì có.
Kể từ tháng 6, chính quyền tỉnh An Huy ban hành lệnh cấm chôn cất và đóng cửa nghĩa trang.
Kể từ đó, mọi người chỉ có thể hỏa táng.
Mà cũng phải nhắc đến cái xác ướp trong quan tài pha lê của Mao chứ.
Theo Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi, hiện Trung Quốc có hơn 200 triệu người ở độ tuổi trên 60.
Đến năm 2050, người cao tuổi sẽ chiếm 1/3 dân số.
Trung Quốc không còn chỗ để chôn người chết.
Vậy nên chính sách của Chính phủ là đến cuối năm 2016, 80% người dân phải được hoả táng khi qua đời.
Tuy nhiên, một số báo cáo cho biết đó không phải là nguyên nhân các quan chức ra luật cấm chôn cất.
Họ cấm chôn cất vì năm ngoái đã xảy ra một vụ cháy trong lễ mai táng khiến hơn chục quan chức bị trừng phạt, sa thải hoặc buộc phải từ chức.
Đây là một sự kiện nghiêm trọng, cần có sự quan tâm hợp lý và tinh tế từ phía chính quyền.
Thay vào đó, nhà chức trách lại đến các cửa hàng phục vụ tang lễ, các nhà tang lễ để tịch thu và đập phá quan tài.
Ở một số vùng nông thôn, việc mua quan tài trước cho mình là khá phổ biến, thậm chí trước cả chục năm.
Người ta tiết kiệm tiền trong nhiều năm cho việc này.
Và vì mọi người đều rất quan tâm đến việc chuẩn bị hậu sự nên có lẽ bạn kỳ vọng nhà chức trách sẽ đưa ra một khoảng thời gian hợp lý cho các quy định mới.
.
.
.
Nhưng họ chỉ cho 2 tháng.
Đầu tháng 4, các quan chức tỉnh An Huy thông báo rằng việc chôn cất sẽ chỉ được thực hiện đến đầu tháng 6.
.
.
.
sau đó thì chỉ có thể hoả táng.
Trong nhiều năm, việc hỏa táng đã được khuyến khích.
Trên khắp Trung Quốc, nhiều ngôi mộ đã bị san phẳng để nhường chỗ cho nông nghiệp và phát triển.
Năm 2012, các quan chức tỉnh Hà Nam phá huỷ 400.
000 ngôi mộ, gây xôn xao khắp cả nước.
Không biết có ai đó cảm thấy sợ hãi với linh hồn những người đã khuất không? Vấn đề là ở chỗ, theo tín ngưỡng truyền thống của người Trung Quốc, hoả táng là điều khủng khiếp.
Cơ thể phải được bảo tồn nguyên vẹn.
Thật ra còn có hình thức kinh khủng hơn nhiều, đó là để chim ăn xác người đã khuất.
Đó là một hình thức mai táng, gọi là thiên táng.
Vậy kết quả của lệnh cấm chôn cất là gì? Một cuộc biểu tình lớn ư? Không! Hàng chục người cao tuổi đã tự sát để có thể được chôn cất trước khi quy định mới có hiệu lực.
Nghiêm trọng hơn là việc người cao tuổi tự sát ngày càng trở nên phổ biến.
Theo truyền thống, con cái có nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ.
Nhưng vì chính sách một con, nhiều đứa con không thể hoặc không muốn chăm sóc cha mẹ mình.
Chuyện này đặc biệt tồi tệ ở nông thôn, khi người già buộc phải sống một mình vì con cái họ đang vật lộn ở thành phố.
Theo tờ Nhân dân Nhật báo, tính đến tháng 1 năm 2013, khoảng một nửa người già Trung Quốc sống một mình.
Và chỉ 1/3 những người già ở nông thôn được hỗ trợ tài chính.
Mặc dù Chính phủ quy định rằng cha mẹ có thể kiện con cái nếu chúng không đến thăm, nhiều người cao tuổi vẫn lâm vào tình trạng khó khăn, đặc biệt nếu chẳng may bị bệnh.
Tờ Nhân dân Nhật báo cho hay, số lượng người già tự sát đã tăng lên 20% trong vòng 20 năm qua.
Chủ tịch Quỹ Phát triển dành cho người cao tuổi của Trung Quốc cho biết tỷ lệ tự tử của người cao tuổi ở nông thôn Trung Quốc cao gấp 4-5 lần bình quân thế giới.
Ông cũng cho biết ở tỉnh Hồ Bắc còn có các ngôi nhà hay hang động tự tử được lập nên.
Một giảng viên Khoa Xã hội học Đại học Vũ Hán đã tiến hành nghiên cứu tại 40 thôn ở 11 tỉnh và kết quả cho thấy người ta ngày càng dửng dưng trước việc người cao tuổi tự tử.
Thường thì người già tự tử sử dụng: thuốc, dây thừng hoặc là nước.
Vấn đề, đặc biệt ở vùng nông thôn, là con cái rời nhà lên thành phố tìm việc, gia nhập đội quân lao động nhập cư.
Họ nhận được mức lương thấp và khó có cơ hội nghỉ phép để về nhà chăm sóc bố mẹ già.
Hơn nữa, họ lại phải chăm lo cho con cái của mình.
Điều này khiến nhiều người già rơi vào trạng thái tuyệt vọng.
Không có hỗ trợ của Chính phủ, con cái thì không sẵn sàng hoặc không đủ khả năng, người già không muốn trở thành gánh nặng và coi việc tự tử là sự giải thoát.
Truyền thống chăm sóc cha mẹ đã có từ thời gia đình 3 thế hệ còn sống chung một nhà.
Thời mà vẫn còn chưa có sự phân chia thành thị – nông thôn.
Mọi người sống trong một cộng đồng gắn bó khăng khít.
Và nếu có ai đó gặp chuyện buồn thì họ cũng khó mà rơi vào trạng thái tuyệt vọng.
Nhiều người đang nỗ lực giải quyết vấn đề từ việc thiết lập đường dây nóng ngăn chặn tự tử đến tổ chức sự kiện cho những người già cô đơn, nhưng người già vẫn khó tiếp nhận được những hỗ trợ về mặt xã hội, tinh thần, tình cảm mà họ cần và với cấu trúc xã hội ngày nay, không dễ có được thay đổi trên diện rộng.
Bạn nghĩ sao về tình cảnh của những người cao tuổi ở Trung Quốc.
Giải pháp là gì? Hãy bình luận, và ghé thăm facebook của chương trình.
Tôi là Chris Chappell, hẹn gặp lại.
.
Discussion about this post