Thời xưa có câu, “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm” Để nói lên việc, con người sống tới tuổi già nên phải tranh thủ vui đi chớ có trái với đời Tuy vậy, trong lịch sử Việt Nam, có vị tướng
khi hơn 70 tuổi, nhưng vẫn xông pha chiến trận Hãy cùng Lạc Việt Sử Thi, tìm hiểu về vị danh tướng tuổi già nhưng chí không già này Triệu Túc – 70 tuổi vẫn chiến đấu chống lại quân Lương Triệu Túc, sinh năm 470, mất năm 545 người
huyện Chu Diên (tỉnh Hưng Yên) Là công thần khai quốc nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam Ông có công giúp Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân nhà nước tự chủ đầu tiên của Đại Việt Danh tướng Triệu Túc, chính là cha đẻ của Triệu Quang
Phục Triệu Việt Vương trong lịch sử, người đã kế tiếp thế hệ cha anh đánh thắng giặc Lương Theo Đại Việt sử ký toàn thư ông là tù trưởng huyện Chu Diên (vùng đầm Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên ngày nay) một vùng đất trù phú, trên bến
dưới thuyền, cư dân đông đúc Khi nhà Lương ở phương Bắc đô hộ nước ta, dân ta lầm than khổ cực Nhà Lương thực hiện việc vơ vét tài vật, sức người, sức của ở An Nam nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh phi nghĩa của Lương Vũ
Đế khiến cho các vùng đất Giao Châu, Ái Châu, Cửu Đức không sao chịu thấu Không chịu được nhục mất nước Lý Nam Đế, Lý Bí, khi đó là Giám quân châu Cửu Đức, đã dấy binh khởi nghĩa, vào năm 541 Hàng loạt các tù trưởng, hào trưởng,
người tài giỏi các vùng miền theo về rất đông Triệu Túc rất mến phục tài đức của Giám quân châu Cửu Đức, là Lý Bí nên cùng em ông là Triệu Quang Thành, và con trai ông là Triệu Quang Phục về với Lý Bí Cùng về dưới ngọn
cờ khởi nghĩa của Lý Bí còn có danh nho Tinh Thiều, và lão tướng Phạm Tu Khi đó, Triêu Túc đã bảy mươi tuổi vẫn quyết định đem hết quân bản bộ theo Lý Bí đánh nhà Lương Là người giàu nghĩa khí, lại vốn xuất thân là tù
trưởng nên Triệu Túc được Lý Bí rất coi trọng và ngay từ đầu, Triệu Túc đã thực sự là chỗ dựa rất tin cậy của Lý Bí Cha con Triệu Túc, cùng với các lộ nghĩa quân hợp vây thành Long Biên rất gấp Bấy giờ, Thái thú của
nhà Lương ở Giao Châu, là Lâm Vũ hầu Tiêu Tư do từng nghe tiếng nên cũng có phần nể sợ Triệu Túc bởi vậy ngay khi vừa nhận được tin Triệu Túc theo về với Lý Bí, thì Tiêu Tư đã thực sự rất hoảng Nghĩa quân đi đến
đâu, giặc Lương bỏ đất bỏ thành chạy đến đó Nghĩa quân Lý Bí, đứng đầu là danh tướng Triệu Túc đã vào thành Long Biên ổn định đời sống mọi mặt của muôn dân trong ngoài thành Nghe tin vùng đất phía Nam thất thủ, Lương Vũ Đế không
chịu được nhục đã sai các danh tướng là Tôn Quýnh, và Lư Tử Hùng mang năm vạn binh sang, quyết đàn áp cuộc khởi nghĩa Bộ tham mưu của nghĩa quân Lý Bí gồm Tinh Thiều, Triệu Túc, Phạm Tu, cùng Triệu Quang Phục đã mạnh dạn đưa ra
đề xuất, đem đại binh sang Hợp Phố nơi tập hợp binh tướng chuẩn bị Nam chinh của Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng, đánh phủ đầu quân Lương Từ chủ trương đó, các tướng của Lý Bí đã xuất kỳ bất ý chia binh đánh thẳng sang Hợp Phố phá
tan đại bản doanh của quân xâm lược nhà Lương, rồi lại thần tốc rút về Long Biên Đây là một chiến công lớn thể hiện tư tưởng quân sự, tiên phát chế nhân của người Việt xưa Năm 544, Lý Bí lên ngôi, xưng là Lý Nam Đế đặt
tên nước Vạn Xuân, cho xây chùa Trấn Quốc để nối nền quốc thống, triều định trăm quan Lý Nam Đế, phong Tinh Thiều đứng đầu Ban Văn Phạm Tu đức đầu Ban Võ, Triệu Túc phong làm Thái phó Còn tướng trẻ Triệu Quang Phục làm Tả tướng quân
Đây là một nhà nước có đủ triều nghị, phẩm phục, các ban văn võ, lấy trị quốc an dân làm đầu, đặt quyền độc lập tự chủ dân tộc làm nền tảng Tháng 6 năm 545,Lương Vũ Đế khi nghe tin ập tức cử Dương Phiêu, và Trần Bá
Tiên đem đại binh sang đàn áp Lý Nam Đế Khi đó, Trần Bá Tiên là danh tướng số một của Lương triều một bậc đại gian hùng, người sau này đã thình lình từ Giao Châu trở về cướp ngôi nhà Lương lập ra nhà Trần Đại binh của
Dương Phiêu, và Trần Bá Tiên thực hiện kế sách đốt sạch, phá sạch, giết sạch rất tàn ác Các lão tướng Phạm Tu, Triệu Túc lập tức chia binh lên vùng biên ải lập các phòng tuyến chặn giặc Hung mãnh như Trần Bá Tiên, cũng phải sáu tháng
sau quân giặc mới tiến được tới chân thành Long Biên Các trận ác chiến giữa đôi bên đã diễn ra tại thành Tô Lịch rồi sau đó là ở thành Gia Ninh Trước tình thế chênh lệch quá lớn về lực lượng biết không thể giữ được thành lão
tướng sau nhiều ngày đêm huyết chiến với quân giặc đã hi sinh vì nước nơi cửa thành sông Tô Lịch Lão tướng Triệu Túc, đã bảy mươi lăm tuổi đầu tóc bạc phơ, vẫn tuốt kiếm xông thẳng vào quân giặc, khiến chúng kinh hãi Mãi còn đó tấm
gương trung liệt, chẳng phai mờ của vị lão tướng là trụ cột của Lý triều đã đem thân mình gìn giữ nền độc lập Hình ảnh đó, mãi là hình ảnh trường tồn xuyên suốt lịch sử đến hôm nay, và cho cả mai sau
Discussion about this post