Bệnh tiểu đường sống được bao lâu? Dẫu biết rằng sinh, lão, bệnh, tử là một quy luật tất yếu không thể “bẻ cong”, nhưng bất kỳ ai cũng đều mong rằng tuổi thọ của mình được kéo dài.
Điều này càng là nỗi băn khoăn, lo lắng với những người mắc bệnh tiểu đường.
Không có một câu trả lời chính xác rằng bệnh tiểu đường có thể sống được bao lâu, nhưng, các nhà khoa học nhận định rằng, người bệnh tiểu đường nếu kiểm soát tốt đường huyết, các bệnh cơ hội như mỡ máu và huyết áp cao, vẫn có thể sống thọ như những người bình thường.
Người bệnh tiểu đường type 1 có thể sống được bao lâu?Có khoảng 10% người bệnh tiểu đường được chẩn đoán là tiểu đường type 1.
Bệnh thường được phát hiện ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên, điều đó đồng nghĩa rằng những người bị tiểu đường type 1 dành phần lớn thời gian trong cuộc đời sống cùng với bệnh.
Theo ước tính của Hiệp Hội Tiểu Đường Anh Quốc, tuổi thọ trung bình của người bệnh tiểu đường type 1 ngắn hơn so với người bình thường, nhưng khoảng cách này đang ngày càng được thu hẹp.
Nghiên cứu vào năm 1970 cho thấy người bệnh tiểu đường type 1 có tuổi thọ trung bình ít hơn 27 năm so với người không bị bệnh.
Tuy nhiên, chỉ 10 năm sau đó, báo cáo của trường đại học Scotland đưa ra con số, những người đàn ông bị bệnh tiểu đường giảm khoảng 11 tuổi và phụ nữ là 13 tuổi.
Điều này được giải thích là do tiến bộ trong quá trình điều trị của hệ thống y tế trên toàn thế giới và chính bản thân người bệnh.
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, tuổi thọ trung bình của dân số trên toàn cầu với nam giới là 77 năm và 81 năm với nữ giới.
Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường type 2?Bệnh tiểu đường type 2 thường được chẩn đoán sau độ tuổi 40, nhưng trong những thập niên gần đây, độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, người bệnh tiểu đường type 2 có thể bị giảm tuổi thọ khoảng 5 – 10 năm so với người không mắc bệnh cùng giới và cùng điều kiện sống.
Nhưng thật khó khăn khi phải đưa ra một con số chính xác.
Bởi để xác định tuổi thọ của một người còn phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện bệnh là sớm hay muộn, đường huyết có đang kiểm soát tốt không và bạn có đang mắc các biến chứng nào khác.
Yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ người bệnh tiểu đườngSau khi loại bỏ hết các yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác, giới tính, cân nặng, có hút thuốc lá hay không, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong cao hơn khi mắc một số biến chứng như nhiễm trùng, suy thận hoặc trầm cảm.
Tuổi thọ của những người mắc bệnh tiểu đường có thể giảm khoảng 60% nếu bị biến chứng mạch máu, chẳng hạn như đau tim, đột quỵ.
Tình trạng này sẽ gia tăng khi người tiểu đường bị béo phì, có huyết áp và mỡ máu cao.
Những nghiên cứu này không chỉ giúp các nhà khoa học khoanh vùng được các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của người bệnh tiểu đường như đường huyết cao, mà còn thấy sự liên quan trong việc cần phải kiểm soát tốt các bệnh cơ hội.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khách quan khác mà người bệnh không thay đổi được như yếu tố di truyền hay cơ địa.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khẳng định rằng, trong 4 thập kỷ qua, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường đã tăng lên đáng kể, điều này là tín hiệu đáng mừng khẳng định quá trình điều trị đang đi đúng hướng.
Làm thế nào để cải thiện tuổi thọ ở người bệnh tiểu đường?Ai cũng mong muốn có cuộc sống khỏe mạnh và tuổi thọ cao, đặc biệt là những người bệnh tiểu đường, luôn phải chống chọi với bệnh tật.
Vậy làm thế nào để kéo dài tuổi thọ khi bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường? Tích cực chăm sóc bản thân và tác động vào các yếu tố chủ quan có thể thay đổi được là những điều bạn nên thực hiện ngay.
– Luôn duy trì kiểm soát đường huyết ổn định trong giới hạn cho phép.
– Kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp và mỡ máu, điều trị tốt các bệnh cơ hội khác.
– Sống lành mạnh với thói quen ăn uống khoa học và luyện tập thể dục đều đặn.
– Tuân thủ thuốc điều trị của bác sĩ chỉ định, kết hợp sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên để ngăn ngừa và kiểm soát tốt các biến chứng của tiểu đường.
– Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan trong suốt quá trình điều trị bệnh.
.
Discussion about this post