Check sức khỏe mến chào quý vị và các bạn! Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong tuy nhiên triệu chứng tăng huyết áp lại rất khó nhận biết, thường chỉ thoáng qua.
Chính vì vậy mà tăng huyết áp còn được biết đến với tên gọi “kẻ giết người thầm lặng”.
Để ngăn ngừa những hậu quả nguy hiểm mà cao huyết áp gây ra, hãy bắt đầu lắng nghe cơ thể của mình và lưu ý những dấu hiệu sau đây nhé! Vì sao tăng huyết áp lại nguy hiểm? Chúng ta tìm hiểu sơ lược về huyết áp để dễ hình dung, các bạn nha.
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.
Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của động mạch.
Thông thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm Huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng và huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say.
Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số: Huyết áp tối đa còn gọi là huyết áp tâm thu, bình thường từ 90 đến 139 mmHg và huyết áp tối thiểu còn gọi là huyết áp tâm trương, bình thường từ 60 đến 89 mmHg.
Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
Cao huyết áp không phải lúc nào cũng thể hiện ra triệu chứng rõ ràng.
Nhưng nó lại có thể dẫn tới tổn thương động mạch và tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, và suy tim.
Các bộ phận khác của cơ thể như thận, chân tay và mắt cũng có thể bị tổn thương.
Bạn có thể bị huyết áp cao trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Ngay cả khi không có triệu chứng, tổn thương mạch máu và tim của bạn vẫn tiếp tục và có thể được phát hiện.
Huyết áp cao không được kiểm soát làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Huyết áp cao thường phát triển trong nhiều năm và cuối cùng nó ảnh hưởng đến gần như tất cả mọi người.
Những dấu hiệu nào cảnh báo huyết áp của bạn đang tăng cao? – Đau đầu và đau gáy.
– Hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng.
– Thở nông.
– Chảy máu mũi.
– Đau ngực, hồi hộp, khó thở, tim đập nhanh.
– Mắt nhìn mờ.
– Mặt đỏ.
– Buồn nôn và nôn.
– Có máu trong nước tiểu.
– Vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc.
– Tê hoặc ngứa ran các chi.
Ngoài ra huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Vì thế bạn cần có biện pháp ngăn ngừa và phòng biến chứng do cao huyết áp gây ra nhé: Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính nên cần theo dõi thường xuyên, điều trị đúng và đủ hàng ngày, theo dõi lâu dài.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc theo phác đồ bác sĩ đề ra, thì thay đổi lối sống cũng là biện pháp điều trị được áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển bệnh, phòng biến chứng.
Các biện pháp thay đổi lối sống trong điều trị tăng huyết áp bao gồm: – Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng.
Giảm ăn mặn, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế thức ăn nhiều cholesterol và acid béo No – Tích cực kiểm soát cân nếu quá cân Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể BMI từ 18, 5 đến 22, 9 Duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ – Hạn chế uống rượu, bia – Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào – Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp như tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày – Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý – Tránh bị lạnh đột ngột.
– Điều trị các bệnh là nguyên nhân gây tăng huyết áp Tăng huyết áp diễn biến thầm lặng, ít có triệu chứng rõ ràng nhưng lại có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
Vì vậy hãy nhận biết sớm những dấu hiệu của tăng huyết áp để giúp cho việc điều trị bệnh đơn giản hơn và hạn chế các biến chứng nguy hiểm các bạn nhé! Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi video Nếu bạn thấy video hữu ích hãy like và chia sẻ nó cho người thân, bạn bè Để tiếp tục bạn hãy chọn một trong những video đang đề xuất trên màn hình hoặc nhấn nút đăng ký Kênh Để theo dõi những video hữu ích tiếp theo.
Discussion about this post