Check sức khỏe mến chào quý vị và các bạn! Rối loạn tiền đình do tăng huyết áp là 1 bệnh phổ biến ở người cao tuổi, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới.
Rối loạn tiền đình gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, người bị rối loạn tiền đình do tăng huyết áp lại có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với những người khác.
Vậy đâu là dấu hiệu của rối loạn tiền đình do tăng huyết áp và làm thế nào để phòng ngừa bệnh? Hãy xem tiếp video để có lời giải đáp! Vì sao tăng huyết áp gây rối loạn tiền đình? Có thể nói, tăng huyết áp gây ảnh hưởng đến tim, não, thận và các mạch máu.
Tăng huyết áp làm hình thành các mảng xơ vữa, làm các mạch máu bị hẹp lại, trong đó có các mạch máu ở não dẫn tới sự cung cấp máu cho não bị thiếu.
Hiện tượng thiếu máu não sẽ gây ra chóng mặt, choáng váng, đau đầu, buồn nôn, nôn, mất thăng bằng.
Hiện tượng này kéo dài sẽ gây rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não trong bệnh lý tăng huyết áp.
Biểu hiện của rối loạn tiền đình ở người tăng huyết áp là gì? Khi bị rối loạn tiền đình do tăng huyết áp, người bệnh thường hoa mắt, chóng mặt chao đảo, xây xẩm mặt mày, buồn nôn, có thể nôn rất nhiều khi thay đổi tư thế.
Trong trường hợp nặng, người bệnh dễ gặp khó khăn khi đi lại và dễ bị ngã.
Người bị rối loạn tiền đình do tăng huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.
Chính vì thế, người bệnh cần phải có kế hoạch phòng ngừa căn bệnh một cách tốt nhất.
Vậy phòng bệnh rối loạn tiền đình do tăng huyết áp thế nào đây? Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình do tăng huyết áp, là bạn cần kiểm soát tốt huyết áp của mình.
Đưa chúng luôn dao động ở mức an toàn là dưới 120mmHg đối với huyết áp tâm thu và dưới 80mmHg đối với huyết áp tâm trương.
Ngoài ra, người bệnh nên tập thể dục đều đặn, với những bài tập vừa sức: chạy đi chạy lại nhẹ nhàng trong 10-15 phút, luyện tập những động tác với đầu và cổ: ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái khoảng 10 lần cho mỗi bên.
Người bệnh nên thay đổi thói quen như không ngồi liên tục quá lâu.
Tránh thay đổi tư thế đột ngột, không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh, giảm bớt căng thẳng, lo âu, hay hốt hoảng.
Không đọc sách báo khi đang di chuyển.
Phải uống đủ lượng nước trong ngày để tránh mất nước.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý Chế độ ăn uống cho bệnh nhân rối loạn tiền đình do tăng huyết áp: Thực phẩm ăn cần hạn chế: – Muối: Nên ăn nhạt vừa phải, lượng muối cho bệnh cao huyết áp trong một ngày chỉ nên từ khoảng 5 đến 6 gam (kể cả muối trong thức ăn).
– Hạn chế ăn chất bột đường không nên ăn quá nhiều trứng, mỡ động vật, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, không ăn các phủ tạng động vật.
– Bạn cần từ bỏ uống rượu.
Cần cho đầu óc nghỉ ngơi khi làm việc căng thẳng để tránh bị stress.
Thực phẩm nên ăn – Những loại thực phẩm giàu Kali có nhiều trong rau quả: khoai và đậu đỗ, rau dền, bắp cải, cà chua, dưa chuột, súp lơ, cam , chanh, dưa hấu, chuối, mận, mơ.
– Các loại thức ăn có nhiều Canxi: Sữa tách bơ, và những chế phẩm từ sữa.
– Nên ăn những loại thịt có chứa ít chất béo: thịt bò nạc, thịt gà nạc, thịt thăn lợn, cá nạc.
Khi bạn mắc bệnh tăng huyết áp mạn tính bạn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp với chế độ sống lành mạnh để giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định để ngăn ngừa được bệnh rối loạn tiền đình.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh rối loạn tiền đình do tăng huyết áp Các bạn hãy giữ gìn sức khỏe và không nên chủ quan với căn bệnh này nhé! Hãy LIKE – SHARE – ĐĂNG KÝ KÊNH.
Discussion about this post