Sa-sút trí-tuệ (dementia) chính ra không phải một căn bệnh nhưng chỉ để mô tả một tập hợp các triệu chứng như trí nhớ kém (poor memory) và có khó khăn trong việc ghi nhớ những sự kiện mới hay học những thông tin mới (difficulty in learning new information) những điều này thực sự gây khó khăn cho việc sinh hoạt hằng ngày một cách độc lập.
Thông thường sa-sút trí-tuệ gây ra bởi một sự thoái hóa, hư hại tế bào não có thể là do một số bệnh.
Bệnh thần kinh Alzheimer, còn gọi tắt là bệnh Alzheimer, là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sa-sút trí-tuệ.
bệnh Alzheimer được xem là một căn bệnh thoái-hóa thần-kinh (neurodegenerative disease), thoái hóa có nghĩa là tế bào thần-kinh tại não thoái hoá, hư hại và chết đặc biệt là tại vỏ-não (cortex) Điều này, dẫn đến các triệu chứng đặc trưng cho bệnh sa-sút trí tuệ.
Mặc dù nguyên nhân của bệnh Alzheimer vẫn chưa hoàn toàn được hiểu rõ, nhưng có hai yếu-tố chính thường được đề cập trong sự tiến triển của nó là mảng-vữa hay mảng-bám (plaques) và đám-rối nội-bào thần kinh (tangles).
Như thế, ở đây chúng ta có màng tế bào thần kinh (neuron's membrane) trong não.
Tại màng, bạn có các phân tử protein này gọi là gọi là protein tiền-thân amyloid (amyloid precursor protein), gọi tắt là APP một đầu của nó nằm bên trong màng tế bào thần kinh, và đầu bên kia nằm bên ngoài.
Người ta cho rằng chính phân tử APP này giúp các tế bào thần kinh phát triển và tự sửa chữa sau khi nó bị chấn thương.
Vì APP cũng giống như các protein khác, nó được sử dụng phân huỷ và tái chế theo thời gian.
Thông thường, nó được cắt nhỏ bởi hai enzyme phân-huỷ gần giống nhau là alpha-secretase và gamma-secretase cùng phối hợp phân đoạn APP.
Những mảnh peptide sau đó ở dạng hòa tan và được mang đi nơi khác và đó là những sự việc xảy ra tự nhiên, bình thường.
Nhưng nếu một enzyme khác, là beta-secretase thay vì alpha-secretase phối hợp với với gamma secretase, vấn đề sẽ xảy ra là các mảnh peptide còn sót lại này ở dạng không hòa tan (insoluble) tạo ra các đơn-vị (monomer) gọi là beta-amyloid.
Những đơn-vị này có xu hướng dính kết hóa-học “chemically sticky” và dính-chùm với nhau ngay bên ngoài tế bào thần kinh, và hình thành từng mảng được gọi là mảng-bám beta-amyloid đó là những chùm đơn-vị beta amyloid này.
Những mảng-bám này có thể xen vào khoảng kẽ giữa các tế bào thần kinh, gây cản trở việc truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh (neuron-to-neuron signaling).
Nếu các tế bào não không thể phát tín hiệu và không chuyển tiếp thông tin thì sẽ gây rối loạn chức năng thần-kinh của hệ ghi-nhớ một cách nghiêm trọng.
Người ta cũng cho rằng những mảng-bám (plaques) còn có thể khởi động một phản ứng miễn dịch (immune response) và gây ra tình trạng viêm não (inflammation) có thể làm hỏng tế bào thần kinh xung quanh đó.
Mảng-bám amyloid cũng có thể đọng quanh mạch máu tại não, được gọi là bệnh lý mạch thần-kinh amyloid (amyloid angiopathy) làm suy yếu các mạch máu làm tăng nguy cơ xuất huyết, vỡ mạch (rupture).
Đây là một hình mảng-vữa amyloid mảng-bám theo mô-học (histology) các khối beta amyloid tích tụ bên ngoài tế bào.
Một phần quan trọng nữa về bệnh Alzheimer là sự xuất hiện những đám rối (tangles) bên trong tế bào thần-kinh và không như các mảng-bám beta-amyloid nằm bên ngoài.
Cũng xin lưu ý là, các tế bào thần kinh cũng như các tế bào khác có hình dạng nhất định là nhờ khung tế-bào (cytoskeleton) một phần được tạo thành bởi các các vi tiểu-quản (microtubules) đó là những đơn vị protein có cấu-trúc tròn nối với nhau thành những ống nhỏ bên ngoài có dạng như đoạn đường rầy xe lửa này về cơ bản đóng vai trò như đường rầy giúp cho các phân tử vận chuyển chất dinh dưỡng dọc suốt chiều dài của tế bào.
Một protein đặc biệt khác gọi là Tau-protein đảm bảo những những đoạn đường này không vỡ ra giống những mảnh kèo-nối đường rầy xe lửa.
Mặc dù đến nay cơ chế vẫn chưa được hoàn toàn hiểu rõ nhưng người ta cho rằng các mảng-bám beta amyloid tụ đọng bên ngoài gây ra sự khởi động các lộ-trình hoạt hóa kinase (activation of kinase pathways) bên trong tế bào thần kinh, đó là một loại enzyme chuyển nhóm phosphate gắn vào Tau-protein.
Ngay sau đó, các Tau-protein biến dạng, không còn hỗ trợ các vi tiểu-quản.
Các Tau protein biến dạng này lại dính chùm với nhau, còn gọi là bị rối (tangled), dẫn đến biểu hiện đặc trưng khác của bệnh Alzheimer là có đám-rối tơ nội-bào thần kinh (neurofibrillary tangles) nằm bên trong tế bào thần kình.
Những đám rối thần kinh này và các vi tiểu quản không còn chức năng gây cho tế bào thần kinh có thể phát tín hiệu bình thường, sau cùng dẫn đến kết quả là tế bào thần kinh chết rụng theo chương-trình (apoptosis) hay còn được biết là chết-rụng theo lập-trình tiền lập của gene.
Đây là một hình ảnh theo mô học cho thấy những đám-rối tơ nội-bào thần kinh (neurofibrillary tangles) bên trong tế bào.
Khi càng nhiều tế bào thần kinh chết, những thay đổi ở mức quy mô lớn dần bắt đầu diễn ra trong não, một là, não hao mòn dần, hoặc co lại, và các hồi-não (gyri) trở nên hẹp hơn, lưu ý hồi-não là những chỗ lồi lên đặc trưng của não.
Một khi những hồi-não trở nên hẹp lại, thì các rãnh-não (sulci), đó là những đường rãnh giữa những hồi-não (gyri), trở nên rộng hơn Sự hao-mòn hay teo lại (atrophy), các não-thất (ventricles) đó là các khoang đầy dịch não-tuỷ tại não, sẽ lớn hơn.
Đó là phần sinh lý bệnh, Nhưng tại sao điều này xảy ra ở một số người nhưng không xảy ra ở người khác? Vâng bệnh Alzheimer có thể được chia thành hai nhóm.
Nhóm có ảnh hưởng di-truyền rời-rạc (sporadic) và nhóm mang ảnh hưởng di-truyền gia tộc (familial) được dùng để mô tả loại khởi-phát triệu-chứng muộn (late onset) mà nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ có lẽ đây là một sự kết hợp các yếu-tố nguy-cơ di truyền cùng với yếu tố môi-trường.
Nhóm có ít liên-hệ di truyền hay nhóm có ảnh hưởng di-truyền rời rạc chiếm đại đa số các trường hợp.
Riêng với Alzheimer dạng rời-rạc (sporadic Alzheimer) nguy cơ tăng đáng kể theo số tuổi, ảnh hưởng khoảng 1% người 60-65 tuổi, và khoảng 50% những người trên 85.
Trên thực tế, một gene được xác định là ó thể góp phần tăng nguy cơ bệnh Alzheimer là gene apolipoprotein E với allele (alen) e4 , gọi tắt là APOE-e4.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ sẽ mang bệnh Alzheimer tăng nếu một người mang di truyền có một allele e4 và nguy cơ tăng cao hơn rất nhiều cho những người thừa hưởng cả hai allele e4 đến từ cha và mẹ.
Apolipoprotein E bình thường giúp phá vỡ beta-amyloid, nhưng ở dạng allele e4 thì chức năng này dường như kém hiệu quả hơn so với các allele khác, như allele APOE-e2, việc này dẫn đến hậu quả là khả năng tạo thành các mảng-bám beta-amyloid (beta-amyloid plaques).
Bệnh Alzheimer mang tính di-truyền gia đình (familial alzheimer) cao mô tả trường hợp một số gene trội (dominant gene) làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh do đó bệnh Alzheimer di-truyền gia đình còn được gọi là bệnh Alzheimer khởi-phát sớm (early onset Alzheimer).
chiếm khoảng từ 5 đến 10% trường hợp bệnh, và có thể được gây ra bởi nhiều đột biến gene.
Thứ nhất, đột biến ở gen PSEN-1 hoặc PSEN-2 tương ứng với vị trí trên nhiễm sắc thể 14 và 1, có liên quan đến bệnh Alzheimer khởi phát sớm.
Những gene này mã hóa cho protein presenilin-1 hoặc presenilin-2, cả hai tiểu đơn vị protein của gamma-secretase.
Đột biến ở các gene PSEN-1 hoặc PSEN-2 có thể thay đổi vị trí nơi, enzyme gamma secretase cắt nhỏ protein tiền-thân amyloid APP, thành những đoạn phân tử beta amyloid không hoà tan hay khuyếch tán mà kết tụ lại và tạo thành mảng-bám (plaques).
Một nguyên nhân di truyền được biết nhiều về bệnh Alzheimer là bộ-ba sắc thể 21 (trisomy 21) gây hội chứng Down (Down syndrome) trong đó nhiễm sắc thể 21 có thừa một bản sao (nghĩa là có 3 nhiễm sắc thể thứ 21 thay vì hai).
Vì gene APP nằm trên nhiễm sắc thể 21 cho nên người mắc hội chứng Down có thêm một gene APP do đó biểu hiện gene sản xuất thêm nhiều protein APP như thể kéo theo làm tăng lượng mảng bám amyloid.
Vì lý do này, bệnh Alzheimer di-truyền gia đình bộc phát sớm ở độ tuổi 40.
Các triệu chứng của bệnh Alzheimer trở nên tồi tệ hơn khi mảng-bám và đám-rối tơ nội-bào thần-kinh tích luỹ, gây tổn thương tế bào thần-kinh Ở giai đoạn đầu, có thể không phát hiện được triệu chứng, khi bệnh tiến triển dần , bệnh nhân có biểu hiện mất trí nhớ ngắn hạn.
Ví dụ như họ có thể không có khả năng nhớ những gì họ dùng trong bữa ăn sáng hôm đó.
Sau đó, diễn tiến bệnh nặng hơn đến mất kỹ-năng vận-động (motor skills) làm cho ăn uống khó khăn nếu không có sự giúp đỡ.
Ngoài ra khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ cũng bị ảnh hưởng, làm bệnh nhân gặp khó khăn trong giao tiếp hay muốn truyền đạt ý nghĩ.
Cuối cùng họ bị mất dần trí nhớ trong quá-khứ xa (long-term memory) giống như quên tên của vợ hoặc chồng của họ hoặc thậm chí rằng họ đã kết hôn, và dần dần trở nên lú lẫn mất phương hướng (disoriented), có thể gây nguy hiểm cho họ, vì họ có thể đi lạc lang thang ngoài đường.
Trong giai đoạn cuối, họ nằm liệt giường, và các nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong là do nhiễm trùng, như bị viêm phổi (pneumonia).
Chẩn đoán của bệnh Alzheimer là thực sự khó khăn, bởi vì cách duy nhất để có thể xác định rằng một người mắc bệnh Alzheimer là thực hiện sinh thiết não (brain biopsy) hay khám nghiệm tử thi (autopsy).
Thường là một bác sĩ chẩn đoán bệnh Alzheimer chỉ sau khi loại trừ các nguyên nhân khác liên quan đến chứng sa-sút trí-tuệ (dementia).
Hiện nay, không có cách trị liệu hết bệnh Alzheimer có một số loại thuốc nhưng chỉ đem lại vài lợi ích nhỏ đến nay vẫn chưa tìm ra một loại thuốc giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh Alzheimer.
.
Discussion about this post